( 17-03-2021 - 04:07 PM ) - Lượt xem: 1568
Khi bỏ một khoản tiền lớn để đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung chúng ta đều cần phải nghiên cứu tìm hiểu để tránh mất thời gian cũng như các sai lầm và lãng phí không đáng có. Trải qua thời gian dài tiếp xúc và tư vấn cho các khách hàng của mình. Công ty Chita Vina xin đưa ra một số các yếu tố chính mà quý khách hàng cần nắm bắt và thực hiện để đầu tư một dây chuyền sản xuất gạch không nung.
Những điều cần nắm khi mở nhà máy sản xuất gạch không nung
1. Thứ nhất: Nắm rõ chủ trương chính sách của nhà nước
Đứng thứ nhất trong các điều cần chuẩn bị đó là cần nắm vững chủ trương chính sách của nhà nước trước khi lên kế hoach đầu tư sản xuất. Ví dụ:Chính phủ đã phê duyệt quyết định 567/QĐ – TTg ngày 28 tháng 04 năm 2010 tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất và kinh doanh vật liệu không nung.
Và đã ban hành hàng loạt các chỉ thị, thông tư hướng dẫn thi hành quyết định. Ví dụ như: Thông tư 09/2012/TT-BXD quy định sử dụng vật liệu không nung trong các công trình xây dựng. Chỉ thị 10/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung.
Gần đây nhất là thông tư 13/2017/TT-BXD ban hành ngày 08/12/2017 quy định vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng. Với sự ủng hộ của các cơ quan quản lý Chính phủ vật liệu không nung đặc biệt là gạch đang dần đi vào cuộc sống người dân, tạo tiền để cho sự phát triển của nghành vật liệu xây dựng.
2. Thứ hai: Đầu ra của gạch không nung
Tại sao phải chuẩn bị đầu ra cho sản phẩm gạch không nung vì quy trình sản xuất gạch không nung rất khác so với gạch nung truyền thống. Với gạch nung truyền thống quá trình từ khâu chuẩn bị sản xuất đến khi xuất xưởng được viên gạch mất rất nhiều thời gian thường là khoảng 6 tháng.
Nhưng với sản phẩm gạch không nung thì quá trình này được rút ngắn chỉ khoảng 5 ngày là đã có thể đem sản phẩm đi sử dụng. Nên trước khi bắt tay vào sản xuất nên tìm kiếm các đối tác có khả năng tiêu thụ được nhiều sản phẩm của mình.
3. Thứ ba: Làm thủ tục xin cấp phép bắt đầu hoạt động sản xuất
Dù là lĩnh vực mới, được tạo điều kiện để triển khai hoạt động sản xuất nhưng mình vẫn phải tiến hành các thủ tục pháp lý như thành lập công ty, hoặc đăng ký hộ kinh doanh cá thể, hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh nếu công ty đang hoạt động, xin phép đánh giá tác động môi trường.
4. Thứ tư: Vốn đầu tư sản xuất
Tùy vào mức vốn của mình mà các nhà đầu tư nên lựa chọn mức công suất phù hợp với mình. Dự trù kinh phí sản xuất vốn lưu động trên thị trường, vốn đọng lại tại các công trình chưa quyết toán (cái này hay thường gặp nếu doanh nghiệp cấp vào các công trình nhà nước là chủ yêu).
Ví dụ bạn dự định đầu tư 3 tỷ đồng cho toàn bộ chương trình thì nên đầu tư dây chuyền máy móc cỡ khoảng 1,5 tỷ còn lại là nhà xưởng nhân công và vốn lưu động phục vụ sản xuất như tiền mua nguyên liệu, nhân công thuê mặt bằng.
5. Thứ năm: Lựa chọn nhà tư vấn và cung cấp máy móc thiết bị chuyên nghiệp
Sẽ đơn giản và hiệu quả hơn nếu bạn chọn được 1 nhà cung cấp máy móc thiết bị chuyên nghiệp, đơn vị này sẽ hỗ trợ bạn về kĩ thuật và tư vấn thiết kế nhà xưởng làm sao giảm thiểu tối đa chi phí đầu tư ban đầu, thậm chí hỗ trợ góp ý lên chương trình đầu tư, tính toán tham khảo giá thành viên gạch, thời gian hoàn vốn giúp khách hàng có thông tin đầy đủ nhất để khi tiến hành sản xuất sẽ không gặp phải bất kỳ rủi ro nào.
Tiếp xúc với nhiều đơn vị đã và đang kinh doanh, rút ra kinh nghiệm từ những khó khăn gặp phải ở các doanh nghiệp đã làm gạch không nung. Giúp bạn tránh được các sai lầm không đáng có từ việc lựa chọn công nghệ máy móc, đi thăm quan làm việc học hỏi kinh nghiệm.
Máy ép gạch không nung Việt Nhật luôn tự hào là công ty mang đến cho khách hàng những giá trị như thế với châm ngôn ” hợp tác cùng phát triển” Việt Nhật đang ngày càng trở thành sự lựa chọn số một trong lĩnh vực tư vấn, sản xuất và lắp đặt máy gạch không nung công suất từ mô hình nhỏ và vừa cho đến mô hình lớn.
Một vấn đề mà nhiều khách hàng trước khi đầu tư một nhà máy gạch không nung thường quan tâm đó là: Diện tích nhà xưởng và và diện tích sân bãi để lắp đặt một dây chuyền sản xuất gạch không nung cần khoảng bao nhiêu m2?
Thực tế, diện tích mặt bằng phù hợp để làm gạch không nung còn phụ thuộc vào mức độ tự động hóa, công suất máy yêu cầu. Chúng tôi xin đưa ra một số phương án phổ biến.