4064585044713290_888x402.jpg 5617959559961201_888x402.jpg 5617959559961202_888x402.jpg 2942800889797720_888x402.jpg

Tìm hiểu về dòng gạch không nung

( 01-04-2021 - 06:02 PM ) - Lượt xem: 2444

Tìm hiểu về dòng gạch không nung

     Hiện nay, có một loại gạch đang dần thay thế cho các loại gạch nung truyền thống hiện nay, đó chính là gạch không nung. Vậy gạch không nung là gì? Ưu điểm của loại gạch này ra sao? Có những loại gạch không nung nào? Tất cả sẽ có câu trả lời ngay sau đây!

1. Gạch không nung là gì?

     Trước khi muốn biết về ưu nhược điểm và phân loại gạch không nung thì các bạn cần phải biết gạch không nung là gì.

     Loại gạch này còn được gọi là gạch block. Chúng khác với các loại gạch nung truyền thống ở chỗ sau khi được nguyên công định hình thì sẽ tự đóng rắn và đảm bảo đạt các chỉ số về cơ học như độ uốn, độ hút nước, cường độ nén,… mà không cần phải nung qua nhiệt độ nữa. Gạch block không nung sẽ được gia tăng độ bền nhờ vào lực ép, rung hoặc cả ép và rung lên viên gạch lẫn thành phần kết dính của chúng.

     Như vậy chắc hẳn các bạn đã hiểu được gạch block là gì rồi. Tiếp theo hãy đến với các ưu điểm của loại gạch này.

2. Ưu điểm của gạch không nung

2.1. Gạch không nung trong xây dựng nhà cao ốc, kho tàng

     Gạch bê tông không nung có cường độ chịu lực tốt nên có thể đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng. Tuy nhiên, nếu trong điều kiện yêu cầu độ chịu lực rất cao, lên tới 300 – 400kg/cm2 thì nó không thể đáp ứng được. Còn trong trường hợp yêu cầu cường độ thấp thì có thể giảm lượng xi măng mà vẫn đáp ứng được yêu cầu, có thể tiết kiệm được chi phí.

     Bên cạnh đó, gạch ko nung còn có thể cách âm, cách nhiệt, chống thấm tương đối tốt. So với gạch nung thì kích thước của gạch nung tương đối lớn, chúng có thể gấp 2 – 11 lần thể tích. Điều này giúp giảm chi phí nhân công và đẩy nhanh tiến trình thi công đồng thời cũng giảm được 2,5 lượng vữa cần sử dụng so với xây bằng gạch truyền thống.

     Ngoài ra, nếu trong quá trình sản xuất gạch không nung có sỏi, đá, than xỉ,… sẽ giảm được trọng lượng gạch và giúp chúng đa dạng chủng loại, màu sắc, kích thước đồng nhất và có tính thẩm mỹ cao hơn.

2.2. Gạch không nung lát đường

Loại gạch block này cũng có cường độ chịu lực cao và giúp giảm thời gian thi công xuống. Sau khi thi công xong có thể đưa đường vào sử dụng ngay. Nếu sử dụng các loại gạch lát đường thông thường thì sẽ cần phải trát mạch. Nhưng với gạch không nung thì không cần. Do đó có thể tiết kiệm được nhân công, nguyên liệu, thời gian và một ưu điểm nữa là thoát nước tốt.

3. Một số loại gạch không nung được sử dụng phổ biến

3.1. Gạch xi măng cốt liệu

     Đây là loại gạch được làm từ xi măng cùng với một hoặc nhiều cốt liệu như mạt đá, cát đen, cát vàng, phế thải công nghiệp, đất, xỉ nhiệt điện,… Trong số các loại gạch không nung thì gạch xi măng cốt liệu là loại được sử dụng nhiều nhất. Ưu điểm của loại gạch này chính là khả năng chịu lực tốt, tỉ trọng lớn, có thể đáp ứng được các tiêu chí về kỹ thuật, kết cấu, môi trường,… và rất dễ sử dụng.

3.2. Gạch ống làm từ cốt liệu xi măng và cát

     Loại gạch với gạch ống truyền thống có kích thước giống nhau nhưng lại nặng hơn. Chúng có cường độ chịu lực từ 35 – 50kg/cm2 và trọng lượng mỗi viên gạch là 1.5kg. Loại gạch này không được sử dụng phổ biến bởi chúng nặng và có độ chịu lực kém.

3.3. Gạch papanh

     Nếu các bạn muốn xây tường ít chịu lực thì có thể chọn gạch papanh – một loại gạch block được sản xuất từ xỉ than, vôi bột. Mặc dù cường độ chịu lực thấp nhưng lại có giá thành khá rẻ.

3.4. Gạch không nung tự nhiên

     Gạch không nung tự nhiên được tạo nên từ các biến thế và sản phẩm phong hóa của đá bazan. Loại gạch này được sản xuất theo hình thức tự phát nên tính chất và quy mô sản xuất cũng nhỏ.

3.5. Gạch bê tông nhẹ AAC

     Gạch bê tông nhẹ được chia làm 2 loại là bê tông nhẹ bọt và bê tông nhẹ khí chưng áp. Công nghệ sản xuất ra gạch bê tông nhẹ là công nghệ tạo bọt, khí trong kết cấu. Nhờ vậy mà loại gạch này có ưu điểm là tỷ trọng thấp, rất bền và nhẹ. Để tạo ra gạch AAC người ta cần sử dụng tới vôi, cát, xi măng, phụ gia tạo bọt,…

     Loại gạch AAC này được sử dụng rất phổ biến hiện nay bởi chúng nhẹ, bền, giá thành hợp lý và thân thiện với môi trường.

3.6. Gạch đất hóa đá

     Để sản xuất loại gạch đất hóa đá này người ta lấy đất sét, cát, phụ gia đông rắn đất như Poly mer Permazine chẳng hạn rồi trộn chung với nhau. Sau khi được ép, chúng sẽ được cho vào máy thủy lực rồi đem phơi khô, tới khi cứng là có thể sử dụng được.

     Gạch đất hóa đá có cường độ tương đối tốt. Xét về khả năng chịu nước thì khó mà nói là tốt hay không bởi nếu trong điều kiện ngâm nước trên 7 ngày thì khả năng chịu nước của gạch đất hóa đá sẽ suy giảm nghiêm trọng, thậm chí là có thể tan rã trong nước.

     Với những thông tin trên hẳn các bạn đã hiểu được gạch không nung là gì rồi và những ưu điểm của nó. Gạch không nung có rất nhiều loại, mỗi loại lại có đặc điểm riêng. Vì vậy, tùy mục đích sử dụng mà các bạn nên đưa ra sự lựa chọn phù hợp.

Các Tin tức khác

Kinh doanh 1: 096 778 3456 Kinh doanh 2: 0982 902 079 Yêu cầu gọi Chat với chúng tôi
Zalo
Hỗ trợ

Mr. Lộc

Phone: 096 778 3456

Email: loc68chita@gmail.com

youtube